DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ KHI CÓ TAI NẠN LAO ĐỘNG

Sự cố tai nạn lao động là điều không mong muốn, song nếu không may xảy ra, Công ty cần nắm rõ những quy định của pháp luật; kịp thời thực hiện những thủ tục cần thiết; hỗ trợ, trợ cấp, bồi thường, giải quyết chế độ, tái bố trí việc làm cho người lao động; lưu hồ sơ và thực hiện nghĩa vụ báo cáo. Dưới đây là chia sẻ tóm tắt của Poco Team trong việc tư vấn cho một doanh nghiệp không may có tai nạn lao động xảy ra làm Người lao động bị thương nhẹ.

 

Tình huống vụ việc: Người lao động (sau đây gọi tắt là NLĐ) của Công ty A trong quá trình sử dụng máy cắt gỗ đã không may bị một mảnh gỗ bắn vào mắt phải. Hậu quả là mắt phải bị sang chấn đụng dập nhãn cầu, lệch thủy tinh thể, tổn thương kết mạc, phải tiến hành khâu kết mạc và khâu da mi. Công ty đã đề nghị Pocolaw tư vấn, hướng dẫn Công ty các quy định của pháp luật và trình tự, thủ tục nội bộ cần phải làm trong tình huống trên.

 

Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề tai nạn lao động tại các văn bản:

 

Khi xảy ra tai nạn lao động, Công ty cần thực hiện những công việc sau:

 

Bước 1: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người lao động bị tai nạn

Khi xảy ra tai nạn lao động, trước hết, cần kịp thời sơ cứu, cấp cứu và đưa NLĐ bị tai nạn lao động đến cơ sở khám chữa bệnh. Tất cả những chi phí trên do Công ty tạm ứng (khoản 1 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015)

Bước 2: Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra vụ tai nạn lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

Thành phần Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở bao gồm:

Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp sơ sở tiến hành những công việc theo quy định, lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động, tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Công ty đặt trụ sở chính và nơi người lao động bị tai nạn (trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp).

 

Bước 3: Thông báo cho toàn thể người lao động trong Công ty về vụ tai nạn lao động

Công ty cần tiến hành khai báo vụ tai nạn lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, do đây là vụ tai nạn lao động làm bị thương nhẹ (căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 và Phụ lục II Nghị định 39/2016/NĐ-CP). Do vậy Công ty không phải thực hiện thủ tục khai báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chi tiết vụ tai nạn lao động nêu trên.

Mặc dù không phải khai báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chi tiết vụ tai nạn lao động, Công ty A vẫn phải tiến hành thông báo trong nội bộ công ty thông tin về vụ tai nạn theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

 

Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu

Thành phần hồ sơ lưu vụ tai nạn lao động bao gồm (khoản 1 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP):

 

Bước 5: Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định

Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, chi phí điều tra tai nạn lao động mà Công Ty phải trả như sau: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định; in ấn các tài liệu liên quan; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình điều tra; tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.

Bước 6: Chi trả bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động

Theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động; Điều 3, Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH, Công ty có trách nhiệm như sau đối với người lao động bị tai nạn lao động:

Thứ nhất: Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động.  

Thứ hai: Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị tai nạn trong thời gian điều trị, phục hồi sức lao động.

Thứ ba: Hướng dẫn, giới thiệu người lao động giám định sức khỏe

Theo khoản 6 Điều 38 và Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi vết thương tai nạn lao động được điều trị ổn định, người sử dụng lao động giới thiệu để người lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.

Thứ tưBồi thường cho người lao động 

(Công thức: tiền bồi thường = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}, trong đó a là mức suy giảm  khả năng lao động)

Thứ năm: Trợ cấp cho người lao động (nếu không thuộc trường hợp được bồi thường)

Bước 7: Lập hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động bị tai nạn

Hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ gồm:

Bước 8: Thực hiện biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả tai nạn lao động

Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động; rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý người có lỗi.

Bước 9: Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe người lao động

Khi người lao động trở lại làm việc, Công ty phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa theo khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Đối với hành vi không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa, Công ty có rủi ro bị xử phạt từ 20.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ (điểm b khoản 4 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP; khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

 

Sau khi nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật, phân tích và xem xét những tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động của Công ty A, Poco Team đã tư vấn những công việc mà Công ty cần thực hiện để bảo đảm quyền lợi của người lao động bị tai nạn, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi cũng giúp đỡ Công ty trong việc soạn thảo các tài liệu nội bộ có liên quan. 

Thông tin liên hệ

Nếu cần tư vấn/ trợ giúp pháp lý các vấn đề pháp luật thì hãy liên hệ ngay tới bà Phạm Thị Phương Anh – Luật sư Đoàn luật sư TP. Hà Nội  theo số điện thoại  0981410889 để nhanh chóng nhận được sự tư vấn, hỗ trợ và giải quyết vụ việc.