Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký, sử dụng

Doanh nghiệp, Nhà đầu tư trước khi sử dụng nhãn hiệu hoặc đăng ký nhãn hiệu nên kiểm tra xem nhãn hiệu đó đã được người khác đăng ký hay chưa. Việc kiểm tra này không tốn nhiều thời gian và chi phí nhưng hiệu quả mang lại là rõ ràng. Theo quy định của pháp luật và thực tế hiện nay, thời gian đăng ký bảo hộ thương hiệu kéo dài từ 18-24 tháng. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối thì doanh nghiệp sẽ mất đi toàn bộ công sức, chi phí đã bỏ ra để xây dựng thương hiệu đó và phải làm lại từ đầu.

 

Tại Poco, việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký để làm rõ tính khả thi của việc đăng ký là quy trình dịch vụ bắt buộc. Dưới đây là hai câu chuyện thực tế diễn ra trong tháng qua. 

 

Chuyện thứ nhất: Khách hàng gửi một nhãn hiệu (A) về đề nghị chúng tôi giúp tra cứu nhãn hiệu A đã được đăng ký ở Việt Nam hay chưa để thực hiện đăng ký bảo hộ. Theo quy trình tại Pocoteam, chúng tôi có 02 cấp độ tra cứu nhãn hiệu: Tra cứu tiêu chuẩn và tra cứu sâu. 

 

Tra cứu tiêu chuẩn được thực hiện miễn phí. Người thực hiện sẽ truy cập vào trang web chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến trên website để kiểm tra sơ bộ xem nhãn hiệu A đã được đăng ký hay chưa. Trong quá trình tra cứu tiêu chuẩn, trường hợp Người thực hiện nhận thấy có các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu Khách Hàng dự định đăng ký thì Người thực hiện sẽ báo cáo Khách Hàng để dừng việc đăng ký nhãn hiệu A hoặc sửa đổi nhãn hiệu A để không bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Sau khi sửa đổi nhãn hiệu, Pocoteam khuyến nghị Khách Hàng sử dụng dịch vụ tra cứu sâu để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi đăng ký.

 

Trường hợp trong quá trình tra cứu tiêu chuẩn, Người thực hiện không nhận thấy có nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký thì Người thực hiện sẽ thông báo kết quả tra cứu đó cho Khách hàng và khuyến nghị Khách hàng thực hiện dịch vụ tra cứu sâu để đảm bảo chắc chắn khả năng thành công của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.  

 

Tra cứu sâu là việc Pocoteam hợp tác với các chuyên gia để rà soát, đánh giá chi tiết để có câu trả lời chính xác về khả năng thành công của việc đăng ký. Tra cứu sâu là dịch vụ phát sinh chi phí, do vậy yêu cầu sự đồng ý của Khách hàng trước khi thực hiện.

 

Sau khi thực hiện việc tra cứu theo 02 cấp độ trên, tôi nhận được kết quả là nhãn hiệu A mà Khách hàng gửi chưa được đăng ký; không có bất kỳ dấu hiệu nào gây nhầm lẫn với bất kỳ nhãn hiệu đã đăng ký nào khác và có khả năng đăng ký thành công. Do vậy, tôi đã email thông báo khách hàng rằng nhãn hiệu A đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và Pocoteam chúng tôi có thể hỗ trợ Khách hàng làm thủ tục đăng ký nếu Khách hàng yêu cầu. 

 

Quy trình đăng ký nhãn hiệu Pocoteam thực hiện gồm:

 

Tư vấn hoàn thiện đơn đăng ký:

 

Nộp hồ sơ đăng ký: Pocoteam đại diện Khách Hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại một trong ba trụ sở/ văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc TP. Hồ Chí Minh.

 

Theo dõi quá trình xử lý đơn: 

 

 

Chuyện thứ 2: Khách hàng có ý tưởng đăng ký tên gọi B cho sản phẩm rượu gin sắp sản xuất để tưởng nhớ tới một người bạn đã mất. Khách hàng đề nghị chúng tôi tư vấn xem ý tưởng trên có khả thi hay không.

 

Tôi đã thực hiện tra cứu tiêu chuẩn về nhãn B trên trang Web chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ và nhận thấy nhãn hiệu B đã được người khác đăng ký nhãn hiệu ở nhóm 43 về lĩnh vực dịch vụ cung cấp thực phẩm, đồ uống và trong đó có ghi rõ mã ngành liên quan đến cung cấp rượu (Quầy rượu). Do đó, nếu thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu đó cho sản phẩm rượu gin của Khách hàng thì sẽ tạo ra dấu hiệu tương tự có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác. Cụ thể: Khi sản phẩm rượu gin mang nhãn hiệu B sẽ gây nhầm lẫn cho người mua rằng sản phẩm này được sản xuất và đến từ chủ thể đang kinh doanh dịch vụ cung cấp rượu mang nhãn hiệu B, chứ không phải từ Khách hàng. 

Từ kết quả tra cứu và nhận định trên, chúng tôi đã khuyến nghị khách hàng như sau:

Thông tin liên hệ

Nếu cần tư vấn/ trợ giúp pháp lý các vấn đề pháp luật thì hãy liên hệ ngay tới bà Phạm Thị Phương Anh – Luật sư Đoàn luật sư TP. Hà Nội  theo số điện thoại  0981410889 để nhanh chóng nhận được sự tư vấn, hỗ trợ và giải quyết vụ việc.

Bài viết này được viết bởi Đinh Thị Thùy Linh – Văn phòng HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *