Kinh Nghiệm Xử Lý Khi Doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ nộp Báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 thì Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư. 

Nội dung báo cáo gồm: (1) Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án, thông tin về dự án đầu tư; (2) Thông tin về tình hình thực hiện dự án gồm:  (i) tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án;  (ii) tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, vốn pháp định; (iii) việc thực hiện các quy định về các vấn đề liên quan gồm việc sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; về các yêu cầu bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Việc đáp ứng các quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); (iv) tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có); (v) khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án (nếu có); (3) Kiến nghị. Chi tiết nội dung báo cáo theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT cho báo cáo 06 tháng và hàng năm, và Mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT cho báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án

Thời hạn thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư: Tại Khoản 8 và Khoản 11 Điều 100 quy định nhà đầu tư lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư; hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế) báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư định kỳ:

 

Nghĩa vụ nộp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của doanh nghiệp đã được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật từ năm 2010 đến nay (văn bản lần đầu tiên quy định nghĩa vụ này là Nghị định 113/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2010). Quy định về nghĩa vụ nộp báo cáo đánh giá, giám sát đầu tư không phải là quy định mới của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp FDI quên nộp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư này. Trước đây, cơ quan nhà nước không kiểm tra việc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá, mà doanh nghiệp tự chủ động thực hiện hoạt động này theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, gần đây do môi trường tuân thủ có thay đổi, khi Nghị định 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 và Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT ngày 30/6/ 2023 có hiệu lực ngày 01/09/2023 được ban hành, rất nhiều cơ quan quản lý về đầu tư đã áp dụng chính sách siết chặt việc tuân thủ pháp luật đầu tư, trong đó có việc thực hiện nghĩa vụ nộp các báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật. Từ tháng 10/2023, nhiều doanh nghiệp đã bị kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư khi làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Việc doanh nghiệp không nộp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư có thể khiến doanh nghiệp bị chậm trong việc giải quyết thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,  bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Một số doanh nghiệp đã yêu cầu Poco cung cấp dịch vụ đại diện, hỗ trợ khách hàng liên quan tới việc thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư  

Dưới đây là một số kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng của Poco Team tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội liên quan tới vấn đề trên:

Bước 1: Sở KHĐT sẽ ra thông báo sửa đổi hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp liên hệ làm việc với Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét xử lý vi phạm hành chính (nếu có) đối với vi phạm chậm nộp, không nộp báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư. Thông báo sẽ ấn định thời gian nộp bổ sung hồ sơ là 30 ngày kể từ ngày ban hàng thông báo, nếu quá hạn, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét dừng giải quyết hồ sơ.

Theo thực tế, để được nộp hồ sơ bổ sung, doanh nghiệp phải hoàn thành việc làm việc với Thanh tra Sở và xử phạt (nếu có), thời gian hoàn thành việc này là 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo nêu trên, nếu quá 30 ngày mà doanh nghiệp không hoàn thành thì hồ sơ sẽ bị tạm dừng xử lý và doanh nghiệp phải nộp bộ hồ sơ mới. Do vậy, ngày khi nhận được thông báo của Sở, Doanh nghiệp cần nhanh chóng liên hệ với Thanh tra Sở để làm việc theo Bước 2 bên dưới.

Bước 2: Liên hệ với Thanh tra Sở liên quan đến báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư 

Thời gian làm việc với Thanh tra Sở để xử phạt hành chính không được quy định cụ thể, thực tế thời gian xử lý vào khoảng 20 – 25 ngày. Do vậy, trong trường hợp Doanh nghiệp nhận thấy không đảm bảo thời gian nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bổ sung không kịp trong vòng 30 ngày theo thông báo, doanh nghiệp cần gửi công văn tới Sở Kế hoạch và Đầu tư để đề nghị gia hạn thời gian nộp bổ sung và nếu lý do đề nghị gia hạn là doanh nghiệp đang làm việc với Thanh tra Sở.

Để tiết kiệm thời gian khi làm việc với Thanh tra Sở, doanh nghiệp nên chuẩn bị trước các tài liệu, hồ sơ sau:

Bước 3: Sau khi hoàn thành Bước 2, Doanh nghiệp nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bổ sung (nếu còn trong hạn 30 ngày theo Thông báo hoặc đã xin gia hạn được chấp thuận) hoặc nộp mới điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bổ sung (nếu quá hạn 30 ngày theo Thông báo hoặc nộp công văn đề nghị gia hạn nhưng không được chấp thuận), hồ sơ doanh nghiệp phải gửi kèm 01 bản sao chứng thực quyết định xử phạt của Thanh tra Sở và giấy tờ chứng minh đã nộp tiền phạt.

Ngoài ra, cán bộ đi làm việc cần tích cực phối hợp với Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, cung cấp các hồ sơ, tài liệu đề được xem xét, xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp doanh nghiệp nhận được thông báo liên hệ với Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét xử lý vi phạm hành chính (nếu có).

 Công việc Poco Team làm để hỗ trợ khách hàng 

Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi liên quan tới việc xử lý tình huống khi Doanh nghiệp chậm nộp Báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư.

Thông tin liên hệ

Nếu cần tư vấn/ trợ giúp pháp lý các vấn đề pháp luật thì hãy liên hệ ngay tới bà Phạm Thị Phương Anh – Luật sư Đoàn luật sư TP. Hà Nội  theo số điện thoại  0981410889 để nhanh chóng nhận được sự tư vấn, hỗ trợ và giải quyết vụ việc.

 

Poco Team.

Bài viết này được viết bởi Đỗ Quốc Việt.