Lưu ý ngay! 15 sai lầm thường gặp khi xây dựng thương hiệu

Sáng tạo nội dung là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của độ phủ sóng thương hiệu. Việc một nội dung hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu khách hàng có thể giúp thương hiệu thu về một lượng khách hàng tiềm năng hơn cả mong đợi. 

Tuy nhiên, có tới 15 sai lầm khi xây dựng thương hiệu mà các marketer rất hay mắc phải. Đó là những lỗi sai nào? Và cách khắc phục của chúng ra sao? Bài viết hôm nay của ANTU services sẽ giúp bạn đọc chỉ ra những lỗi sai đó và hướng dẫn bạn bỏ qua lỗi sai một cách bất ngờ đấy!

1. Nội dung quảng cáo xuất hiện quá nhiều

Một trong những sai lầm không đáng có khi xây dựng một thương hiệu hiệu quả chính là chèn quá nhiều nội dung quảng cáo trên website. Thực tế cho thấy khách hàng không thực sự quan tâm đến những điều “hào nhoáng” của thương hiệu. Họ chỉ quan tâm đến việc nhãn hàng có thể đáp ứng được những nhu cầu của họ hay không. Quảng cáo sẽ gây cho người dùng cảm giác nhàm chán, khó chịu đôi khi còn gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ mà họ đang chăm chú.

Marketer có thể kiểm tra liệu mình có đang mắc phải hướng đi sai lầm này bằng cách xem lại các bài đăng trong vòng một tháng. Nếu bài đăng liên quan đến thương hiệu nhiều hơn bài đăng mang lại giá trị cho khách hàng, marketer cần định hình lại chiến lược nội dung với tỷ lệ số bài đăng phù hợp.

2. Nội dung website thiếu bài bản, chưa chuyên nghiệp

15 sai lầm thường gặp khi xây dựng thương hiệu – ANTU services

Nếu website của bạn được thiết kế sơ xài, cẩu thả, nội dung truyền tải sai lệch sẽ dẫn đến thương hiệu của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Người dùng sẽ đánh giá hình ảnh thương hiệu không chỉnh chu và thiếu chuyên nghiệp.

Website chính là bộ mặt của thương hiệu, doanh nghiệp, do đó các marketer cần có chiến lược xây dựng trang web hiệu quả, chuyên nghiệp. Hãy tìm hiểu thật kỹ giao diện mà mình mong muốn làm sao phù hợp với thị hiếu người dùng, trải nghiệm tốt để xây dựng được thương hiệu vững mạnh.

Hãy tham khảo thông tin ở các địa chỉ thiết kế website chuyên nghiệp để có thể sở hữu một giao diện độc đáo, mới lạ và hấp dẫn. Sau đó hãy lên cho mình những kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển web.

Một gợi ý địa chỉ thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp ở Tp Hồ Chí Minh mà bạn có thể tham khảo là ANTU services. Bạn có thể liên hệ để được đội ngũ kinh doanh tư vấn, lên kế hoạch xây dựng website hiệu quả.

3. Cập nhật nội dung tiêu cực

Các nội dung tiêu cực có thể gây sự thu hút cực mạnh từ phía khách hàng, giúp thương hiệu gia tăng lượt view. Tuy nhiên đây là một hành động không mấy khả thi khi nó sẽ có ảnh hưởng xấu đến nhận thức và hành vi khách hàng , đồng thời tác động đến khả năng ra quyết định của họ.

Nếu doanh nghiệp muốn đề cập đến dạng nội dung này, việc đưa ra các giải pháp rõ ràng ở phần kết luận thay vì chỉ nêu những nội dung tiêu cực sẽ là một trong những cách marketing tốt cho thương hiệu.

Hãy cân nhắc thật kỹ khi cập nhật các nội dung tiêu cực vì có thể nó sẽ là con dao hai lưỡng gây hại cho thương hiệu của bạn đấy.

4. Khai thác các chủ đề gây tranh cãi

Các chủ đề gây tranh cãi không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của thương hiệu bạn cũng nên tuyệt đối không nên khai thác. Những vấn đề khi còn quá nhiều ý kiến trái chiều sẽ khiến thương hiệu của bạn bị ảnh hưởng đến danh tiếng.

Tùy theo phong tập tục tập quán của quốc gia, ngành nghề, độ tuổi, các nội dung cập nhật phải được kiểm duyệt rõ ràng, không gây mất thẩm mỹ, xuyên tác hay bôi xấu danh dự của một thương hiệu, tổ chức khác. Hãy cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh sai lệch thông tin, làm ảnh hưởng đến thương hiệu của mình.

5. Lượng email lớn

Theo số liệu báo cáo của salesforce, 76% khách hàng mong đợi sự tương tác nhất quán với các thương hiệu ở tất cả bộ phận. Tuy nhiên, 54% người được khảo sát cho biết các đội ngũ sales, dịch vụ và marketing đang bị mất liên kết.

Để tăng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua email, các bộ phận trong doanh nghiệp cần có sự kết nối và nhất quán trong việc truyền tải thông tin. Tuy nhiên, nếu khách hàng vẫn muốn hủy đăng ký nhận email, doanh nghiệp có thể thay đổi suy nghĩ của họ bằng cách cải tiến biểu mẫu hủy đăng ký, đưa ra lựa chọn “chỉ nhận những nội dung cần thiết” cho khách hàng.

6. Nội dung mâu thuẫn

Nội dung mâu thuẫn chính là một sai lầm hay thường mắc phải của các marketer trong quá trình xây dựng thương hiệu. Bạn không thể đăng tải những nội dung không ăn nhập với nhau cho khách hàng, đặc biệt là văn phong content. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các đối tượng mà bạn trình bày. Chẳng hạn, bài đăng đầu tiên là “meme”, bài tiếp theo lại là một nội dung sâu sắc. Điều này sẽ khiến độc giả hoang mang và không nhận diện được phong cách cũng như giọng nói của thương hiệu (brand voice).

Trong khi đó, giọng nói thương hiệu là tính cách riêng biệt mà một thương hiệu thể hiện trong các hoạt động truyền thông, giúp chiến lược nội dung trở nên sinh động và thú vị hơn, từ đó thuyết phục người đọc trở thành khách hàng trung thành, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

7. Tiêu đề không ấn tượng, thiếu sức thuyết phục

Tiêu đề là yếu tố quan trọng khiến khách hàng ấn tượng dẫn đến quyết định mở email. Các dạng tiêu đề như “readme” (hãy đọc email này) hay “check it out” (kiểm tra email này) đã trở nên lỗi thời bởi chúng không giúp người nhận biết được tổng quan nội dung email.

Hãy tạo các tiêu đề hấp dẫn, CTA tươi mới và độc đáo để gia tăng tương tác với khách hàng thúc đẩy hành động của họ.

8. Nội dung trùng lặp ở nhiều nền tảng

Ngày nay rất nhiều các thương hiệu quảng bá hình ảnh của mình ở các nền tảng nhằm tăng độ phủ sóng. Tuy nhiên, việc sử dụng chung một nội dung quảng bá ở nhiều nền tảng khác nhau sẽ vô tình tác động tiêu cực đến thương hiệu. Bởi mỗi một nền tảng là một hệ sinh thái khác nhau, văn phong và đối tượng hướng đến khác nhau.

Do đó, bạn nên đa dạng nội dung để phù hợp với từng nền tảng. Xây dựng những chiến lược phát triển riêng để có thể thu về kết quả tốt nhất.

9. Nội dung không trích nguồn

Nội dung không trích nguồn được coi là sai lầm to lớn của những người làm content và marketing. Việc “xào nấu” nội dung của người khác từ văn phong, hình ảnh, video đến các kết quả khảo sát mà không trích dẫn nguồn là hành động không được chấp nhận vì không tôn trọng bản quyền.

Nếu muốn xây dựng lại một nội dung bất kỳ, marketer cần để nguồn sau bài viết để bày tỏ sự tôn trọng với tác giả gốc.

10. Lạm dụng Hashtag

Hashtag là từ khóa giúp nội dung của bạn có thể tiếp cận nhiều người dùng hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều hashtag trong bài viết sẽ gây tác dụng ngược cho thương hiệu. Bởi lúc này, lượng nội dung của bạn cung cấp đến người đọc bị ảnh hưởng bởi lượng hashtag dày đặc.

Chính vì vậy, hãy chọn lựa hashtag và thêm vào một số lượng vừa phải giúp nội dung của bạn có thể đem đến những trải nghiệm tốt cho người dùng. Nâng cao độ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả hơn.

11. Chia sẻ nội dung do người dùng tạo (UGC)

15 sai lầm thường gặp khi xây dựng thương hiệu – ANTU services

UGC (User-Generated Content) hiểu đơn giản là nội dung do người dùng tạo ra. Ra đời trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, UGC xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trang cá nhân đến các phần bình luận đều có thể trở thành không gian cho người dùng “sáng tạo” content: bình luận, chia sẻ, đánh giá.

Nhờ khả năng lan toả, các thương hiệu thường chia sẻ lại nội dung do người dùng tạo để tăng độ tin cậy, thu hút nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Tuy nhiên, không phải nội dung nào cũng phù hợp với tính cách thương hiệu.

Để giảm thiểu rủi ro, marketer cần nghiên cứu những nội dung do người dùng tạo trước khi chia sẻ, kiểm tra hồ sơ của người dùng, độ chính xác các dữ liệu trong bài đăng và mức độ phù hợp của nội dung.

12. Nội dung không tiếp cận được độc giả

15 sai lầm thường gặp khi xây dựng thương hiệu – ANTU services

Không phải nội dung nào sản xuất ra cũng được độc giả đón nhận. Chính vì thí trước khi xây dựng nội dung, các marketer nên quan tâm đến các yếu tố liên quan đến thị hiếu của độc giả. Bởi họ sẽ cảm thấy nhàm chán và bỏ qua nếu nội dung không mang đến giá trị, kể cả khi đó là chủ đề phù hợp với họ.

Hãy liệt kê những câu trả lời đáp ứng các tiêu chí: sự phù hợp của nội dung, thông tin mang đến giá trị cao, cấp độ đọc của độc giả như thế nào,…..

13. Không thường xuyên cập nhật xu hướng nội dung 

Các nội dung “lỗi thời” có thể khiến cho thương hiệu của bạn không tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Chính vì thế, thương hiệu cần kiểm soát tốt nội dung để mang đến những thông tin mới nhất cho người dùng.

Lưu ý dù là thông tin mới hay cũ, thương hiệu cũng cần xác minh nội dung trước khi đăng tải. Nếu thông tin không chính xác, thương hiệu sẽ vướng phải những rắc rối về mặt pháp lý và trở nên kém tin cậy trong lòng khách hàng.

14. Nội dung không đáp ứng thuật toán EAT (Expertise – Authority – Trustworthiness)

Việc thêm quá nhiều các từ khóa vào một văn bản để dễ lên top tìm kiếm Google đã trở nên lỗi thời. Hiện nay, Google tập trung vào những bài viết mà nền tảng tin rằng sẽ mang đến giá trị cho người dùng.

Thương hiệu có thể áp dụng E-A-T (kiến thức chuyên môn, độ uy tín và độ tin cậy) – thuật toán đã được Google đưa vào sử dụng từ ngày 1/8/2018 để kiểm soát các nội dung bài viết tốt hơn. Mặc dù marketers có thể cập nhật các quy tắc và thủ thuật SEO mới nhất, nhưng điều tiên quyết thương hiệu cần ghi nhớ là bám sát vào thuật toán EAT khi sản xuất nội dung để tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và thu hút độc giả.

15. Nội dung “bắt trend” nhưng không mang lại độ nhận diện cho thương hiệu

Nội dung “bắt trend” có thể mang đến lượng tương tác ổn định cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những nội dung không phù hợp với tính cách thương hiệu sẽ gây ra những trải nghiệm tiêu cực cho độc giả, làm ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu.

Không phải trend nào cũng phù hợp với dịch vụ, sản phẩm mà thương hiệu bạn đang cung cấp, chính vì thế, bạn nên nghiên cứu các trend một cách phù hợp để có thể tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên, hấp dẫn và đầy mới lạ!

*** Tạm kết:
“Sai 1 ly, đi 1 dặm” trong quá trình xây dựng thương hiệu có thể dẫn đến những hậu quả rất khó lường cho công ty và doanh nghiệp. Hy vọng, với 15 sai lầm trên sẽ giúp các bạn marketer có thêm những kinh nghiệm “vượt sóng”, chúc các bạn thực hiện suôn sẻ các chiến dịch xây dựng thương hiệu sắp tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *