Các bước lập chiến lược marketing cho doanh nghiệp hiệu quả

Các bước lập chiến lược marketing cho doanh nghiệp hiệu quả - ANTU services

Một chiến lược Marketing hoàn hảo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý tốt chiến dịch và đạt được những mục tiêu đề ra như ban đầu. Vậy hãy cùng ANTU services khám phá tất tần tật về cách lập chiến lược marketing cho doanh nghiệp, để bạn có thể dễ dàng xây dựng chiến lược phù hợp cho riêng mình nhé.

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing chính là bản kế hoạch hoàn chỉnh với các bước thực hiện cụ thể. Nhằm mục tiêu tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ cũng như xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó. Nhờ vào một chiến lược tiếp thị tốt, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội để phát triển, nhất là việc tăng doanh số bán hàng.

Các loại chiến lược marketing

Marketing Strategy hiện được phân loại thành nhiều hạng mục khác nhau như:

  • Chiến lược đầu tư sẽ chú trọng vào phân tích các yếu tố liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. Sản phẩm nào bán chạy, sản phẩm đang đình trệ và đưa ra giải pháp marketing thích hợp.
  • Các chiến lược marketing phân khúc nhằm mục đích phân khúc khách hàng theo những tiêu chí khác nhau. Đó có thể là thói quen hoạt động, thu nhập tài chính, sở thích cá nhân, địa điểm sinh sống… Và từ chiến lược này để làm quảng cáo cá nhân hóa từng sản phẩm phù hợp với khách hàng.
  • Chiến lược marketing định vị thương hiệu giúp thương hiệu bạn ăn sâu vào tâm trí của khách hàng. Khi nhắc đến doanh nghiệp của bạn họ đều đánh giá cao những sản phẩm/dịch vụ mà bạn tạo nên. Tất cả mọi chiến lược đều hướng đến lợi ích, khách hàng, doanh số và ứng dụng vào các kế hoạch marketing thực tế.
  • Phân tích 4P cho chiến lược marketing cụ thể như các vấn đề liên quan đến hình ảnh sản phẩm, giá thành, hình thức phân phối…

Ngoài ra, các chiến lược marketing nêu trên thì còn có chiến lược tiếp thị cạnh tranh, tiếp thị khách hàng thân thiết hoặc chiến lược tiếp thị nội dung… Do đó, bạn nên kết hợp các hạng mục chiến lược marketing này với tầm vĩ mô để mang lại khả năng thành công cao hơn.

Vai trò của việc xây dựng chiến lược Marketing trong doanh nghiệp

Các bước lập chiến lược marketing cho doanh nghiệp hiệu quả - ANTU services

Việc xây dựng chiến lược Marketing đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có một chiến lược tiếp thị cụ thể doanh nghiệp rất dễ đi sai mục tiêu, lãng phí ngân sách và mất đi cơ hội kinh doanh. Chính vì vậy, một chiến lược Marketing đúng đắn sẽ mang đến muôn vàn lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

Thu hút khách hàng

Việc xây dựng chiến lược Marketing với cách tiếp cận thông minh, giao tiếp 2 chiều, nội dung hấp dẫn, giao tiếp 2 chiều… sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận được sự yêu mến từ khách hàng.

Xây dựng uy tín doanh nghiệp

Chiến lược Marketing góp phần trong việc nâng cao uy tín doanh nghiệp. Khi thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến, nó sẽ tạo ra sức ảnh hưởng nhất định đối với khách hàng.

Nâng cao hiệu quả truyền thông

Chiến lược Marketing đúng giúp nâng cao hiệu quả truyền thông, đưa thông tin sản phẩm/dịch vụ tiếp cận khách hàng và nâng cao nhận thức thương hiệu. Giữa thị trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì doanh nghiệp làm Marketing tốt giúp nâng cao cơ hội kinh doanh và tăng trưởng về lượng khách hàng.

Giúp gia tăng doanh thu

Nếu doanh nghiệp có được chiến lược Marketing tốt thì doanh thu sẽ được nâng cao. Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ quay trở lại nhiều lần và giới thiệu cho người thân, bạn bè. Khi đó, doanh số của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng.

Cách lập chiến lược marketing cho doanh nghiệp hiệu quả

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Trước tiên, nên bắt đầu từ việc nghiên cứu thói quen khách hàng, sở thích và các mong muốn về sản phẩm/dịch vụ. Nghiên cứu sâu vào nguồn khách hàng mục tiêu nhằm hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ cho phù hợp với nhóm đối tượng này. Bất cứ một ngành nghề kinh doanh nào cũng lấy khách hàng làm đối tượng trung tâm.

Các vấn đề liên quan đến giới tính, sở thích, nơi sống, độ tuổi và cả trình độ học vấn đều nên nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng. Qua đó, doanh nghiệp sẽ suy được tính cách và động lực mua hàng của họ dễ dàng hơn.

Mối quan tâm của khách hàng đến sản phẩm/dịch vụ rất cao. Nếu doanh nghiệp tung ra đúng nhu cầu đó của khách hàng chắc chắn sẽ tạo nên nhu cầu mua sắm lớn, kích cầu chuyển đổi hành động cao. Bạn cũng có thể tạo các landing page, CTA hoặc from điền thông tin, để insight khách hàng và vẽ đúng chân dung khách hàng mục tiêu.

Ngoài ra, thói quen sử dụng internet, các kênh tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Nếu nghiên cứu càng sâu về khách hàng mục tiêu bạn sẽ có những chiến lược và kế hoạch marketing phù hợp.

Xác định đối thủ cạnh tranh

Các bước lập chiến lược marketing cho doanh nghiệp hiệu quả - ANTU services

Bạn phải đi trước đối thủ cạnh tranh của mình và có những chiến lược táo bạo, nổi bật hơn đối thủ. Khi so sánh 2 thương hiệu có cùng sản phẩm/dịch vụ khách hàng sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí về thứ hạng website, mức độ lan tỏa, giá thành, chiến lược kinh doanh… Vì thế bạn phải nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh trên mọi phương diện.

Việc tìm hiểu những điểm tốt và điểm họ thua kém bạn sẽ giúp bạn khai thác thời cơ và cải thiện doanh nghiệp của mình tốt hơn. Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm các kênh Marketing mà đối thủ đang hoạt động và phân tích các chiến lược tiếp thị bán hàng trên các kênh này. Chẳng hạn như: thời điểm đăng bài, cách tạo nội dung và sự kiện cho sản phẩm của họ. Đặc biệt, đi sâu vào nghiên cứu các từ khóa họ đang sử dụng, hình thức SEO…

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ để tìm hiểu đối thủ, nên bạn có thể tận dụng các công cụ đó. Hoặc bạn có thể trở thành “khách hàng” của họ để nhận email, inbox trên các trang cá nhân của bạn. Điều này giúp bạn theo dõi thường xuyên các chiến lược, kế hoạch marketing và sự kiện của họ dễ dàng hơn.

Lựa chọn chính xác kênh marketing

Các bước lập chiến lược marketing cho doanh nghiệp hiệu quả - ANTU services

Hiện nay, có rất nhiều kênh marketing khác nhau đang hoạt động và doanh nghiệp không nên dàn trải các quảng cáo của mình trên mọi kênh thông tin. Mà phải tập trung chủ lực vào những kênh mà khách hàng mục tiêu của bạn hay sử dụng.

Các kênh marketing online hiện nay rất phong phú, vì vậy bạn hãy dựa vào các dữ liệu phân tích khách hàng mục tiêu để chọn kênh tiếp thị truyền thông cho phù hợp.

Áp dụng chiến lược chia nhỏ phễu bán hàng

Chia nhỏ phễu bán hàng theo công thức AIDA được áp dụng rất nhiều. Những chiến lược này bắt đầu từ việc thu hút khách hàng, khơi gợi sở thích và mong muốn CTA hành động để kích thích khách hàng mua sắm.

Đặt ra mục tiêu cần đạt, marketing SMART

Các bước lập chiến lược marketing cho doanh nghiệp hiệu quả - ANTU services

Đảm bảo hoạt động và thu về đúng KPI đề ra hoặc phát triển tốt hơn. Bạn có thể tạo ra mục tiêu bằng cách dựa vào mô hình SMART như sau:

  • S – Specific: Đảm bảo tính cụ thể, chi tiết.
  • M – Measurable: Luôn luôn phân tích và có thể đo lường số liệu.
  • A – Attainable: Đảm bảo tính khả thi khi tiến hành thực hiện kế hoạch marketing.
  • R – Relevant: Lan tỏa thương hiệu và thể hiện sứ mệnh thương hiệu thông qua slogan, logo thương hiệu. Đặc biệt là phát triển và hoàn thiện sản phẩm về chất lượng và giá cả cạnh tranh với đối thủ.
  • T – Time frame: Đảm bảo thời hạn đạt được mục tiêu để tạo áp lực và động lực hành động.

Tìm hiểu chiến lược marketing của những thương hiệu nổi tiếng

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng nhờ vào chiến lược marketing tốt. Trong số đó, phải kể đến một số thương hiệu nổi tiếng sau đây:

  • Thương hiệu Coca-Cola thành công nhờ sử dụng chiến lược marketing nhất quán. Bản sắc và thương hiệu được thể hiện rõ qua slogan, logo và các quảng cáo với nội dung tương đồng nhưng thể hiện theo các câu chuyện mới mẻ.
  • Ông lớn Apple lại áp dụng chiến lược marketing tạo ra tin đồn. Tất cả khách hàng của “nhà táo” đều nóng lòng và tò mò chờ đợi phiên bản mới ra mắt.
  • Starbucks lại dùng chiến lược marketing ở lĩnh vực social media. Trong khi đó, Colgate lại sử dụng chiến lược tiếp thị tạo niềm tin bằng cách lồng ghép các thông tin về giáo dục và quảng bá dòng kem tốt nhất thế giới.
  • Chanel nổi tiếng với Chiến lược marketing 3 không. 1: Không bao giờ sale. 2: Không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh. 3: Không bán sản phẩm trên mạng xã hội. Với sự kiên định trong chiến lược marketing, Chanel đã tạo nên làn sóng mua sắm lớn của ngành thời trang cao cấp.

Như vậy, bài viết trên ANTU services đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về các loại chiến lược marketing cũng cách xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Hy vọng với thông tin hữu ích này, doanh nghiệp có thể áp dụng thành công trong công việc của mình.