A/B testing hiện là một phương pháp được ứng dụng để so sánh giữa hai phiên bản khác nhau nhằm hướng đến sự lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất với mục tiêu đặt ra. Vậy cách triển khai A/B testing như thế nào? A/B Testing có những lợi ích gì? Hãy cùng ANTU Services tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ A/B testing là gì cũng như những vấn đề liên quan đến AB testing trong marketing.
A/B Testing là gì?
A/B Testing là một phương pháp được dùng để so sánh giữa 2 phiên bản của website hoặc là ứng dụng, để mà từ đó tìm ra được phiên bản nào hiệu quả tốt hơn.
Thử nghiệm A/B về cơ bản thì là một cuộc thử nghiệm mà ở trong đó, hai hoặc nhiều biến thể của trang được hiển thị đến cho người dùng một cách ngẫu nhiên. Và các phân tích thống kê được dùng để xác định biến thể nào hoạt động tốt hơn cho mục tiêu chuyển đổi nhất định.
Tại sao lại cần thực hiện A/B testing?
Nếu như bạn có một lượng khách hàng nhất định và bạn mong muốn tăng số lượng conversion lên thì cách thứ nhất là cần mang nhiều khách hàng hơn đến website hoặc cửa hàng. Cách thứ hai đó chính là tăng conversion rate để với cùng một lượng khách sẵn có, họ tạo ra một lượng conversion lớn hơn. A/B testing giúp cho bạn làm được điều thứ hai bằng cách cho phép cải thiện hiệu quả của những tiến trình đang làm dù đó là phát triển web, phát triển ứng dụng, quảng cáo hoặc bán hàng.
Chi phí dành cho việc tăng thêm khách hàng như cách một thường không nhỏ, trong khi đó chi phí cho việc A/B testing nhiều khi lại không nhiều và những thay đổi có lúc dù nhỏ vẫn có thể mang lại những hiệu quả to lớn trong việc tạo ra nhiều conversion hơn.
Lợi ích của A/B Testing
Một số lợi ích phổ biến mà các nhà tiếp thị có cho doanh nghiệp của họ khi sử dụng A/B Testing:
- Lưu lượng truy cập website tăng: Việc test những bài đăng trên blog hoặc tiêu đề website khác nhau có thể làm thay đổi số lượng người nhấp vào tiêu đề siêu liên kết đó để truy cập trang web của bạn.
- Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn (Conversion Rate): Tiến hành test các vị trí, màu sắc khác nhau hoặc thậm chí là văn bản neo trên CTA của bạn có thể giúp thay đổi số người nhấp vào các CTA này để đến trang đích.
- Tỷ lệ thoát trang thấp hơn: Nếu khách truy cập trang web của bạn rời khỏi hoặc thoát ra nhanh chóng sau khi truy cập website của bạn. Hãy làm thử nghiệm trên những bài đăng giới thiệu blog, phông chữ hoặc hình ảnh đặc trưng khác nhau. Điều này giúp làm giảm tỷ lệ thoát và giữ được nhiều khách truy cập hơn.
- Giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng (cart abandonment): Việc test những hình ảnh sản phẩm khác nhau, thiết kế trang thanh toán và hiển thị chi phí vận chuyển có thể làm giảm tỷ lệ từ bỏ này.
Các công cụ hỗ trợ triển khai A/B Testing
- Google Analytics: Ưu điểm mà công cụ này mang lại cho bạn là cung cấp đầy đủ thông tin và đa dạng nhất, hỗ trợ thiết lập A/B Testing với tính năng Content Experiment.
- ClickTale: Tính năng mà ClickTale đem đến cho người dùng là thông qua heatmap, bạn có thể thấy được phần nào trong thiết kế trang web cần phải cải thiện những gì để thu hút lượt clicks và gia tăng conversion.
- CrazyEgg: Những heatmap của công cụ Crazy Egg sẽ khá hữu dụng để cho bạn biết được điểm nào cần điều chỉnh trong thiết kế và bố cục website để qua đó có thể tăng conversion và đạt hiệu quả cao hơn.
- EyeQuant: Công cụ này mang đến cho bạn một giải pháp tiết kiệm thời gian hơn bằng cách hiển thị ngay kết quả về eye-tracking, heatmap khi bạn nhập URL của trang web sau vài chục giây.
- Optimizely: Optimizely là một công cụ hữu ích cung cấp cho người dùng khả năng tối ưu hóa và tiến hành A/B testing một cách nhanh chóng mà không cần bạn phải biết quá nhiều về kỹ thuật.
Quy trình A/B testing
Để thực hiện được một quy trình A/B testing (hay bất cứ quá trình thử nghiệm nào khác) đúng mực thì cũng cần tuân theo phương pháp khoa học thông thường, gồm những bước dưới đây:
Đặt câu hỏi
Cần phải đặt ra câu hỏi để có thể làm định hướng và mục tiêu cho quá trình A/B testing và rõ ràng để biết sau khi test thì sẽ nhận được kết quả là gì. Các câu hỏi đặt ra có thể đại loại sẽ là: “làm cách nào để giảm bounce rate cho trang landing page?” hoặc “làm cách nào để tăng số người đăng ký cho form trên trang chủ?” hay là “làm cách để cải thiện CTR của banner quảng cáo?”.
Nghiên cứu tổng quan
Cần phải hiểu rõ và nắm được hành vi của các khách hàng khi họ thực hiện các conversion bằng những công cụ đo lường cho từng kênh, cho website thì có thể là Google Analytics, cho Email thì có thể là những email client, social thì là social listening tools.
Đặt ra một giả thuyết
Với câu hỏi có được ở bên trên và những gì biết về hành vi của khách hàng khi thực hiện conversion, bạn hãy thử nghĩ ra giả thuyết để giải quyết câu hỏi đã được đặt ra phía trên.
Xác định mẫu thử và thời gian thực hiện test
Bước tiếp theo là bạn phải xác định được số lượng khách hàng mà sẽ được tiến hành việc A/B testing. Số lượng mẫu thử cần phải đủ lớn để có thể thấy được sự khác biệt giữa 2 phiên bản A/B một cách rõ ràng sau quá trình test. Thời gian test cần được xác định một cách hợp lý để mà đảm bảo kết quả không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời vụ, tác động từ bên ngoài khiến nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi. Bạn cũng có thể sử dụng thử những công cụ ước lượng để tính toán thời gian chạy test.
Tiến hành test
Tạo ra thêm phiên bản mới B để mà thử nghiệm với phiên bản gốc A. Phiên bản B này dùng giả thuyết mà bạn đã đặt ra và sẽ được đo lường về conversion rate với phiên bản A.
Thu thập thông tin và tiến hành phân tích
Nếu sau quá trình A/B testing và bạn nhận được rằng phiên bản B mang đến conversion rate cao hơn phiên bản A thì có nghĩa là phiên bản B hiệu quả hơn. Nhưng nếu như conversion rate thấp hơn hoặc không thay đổi thì tức là giả thuyết để giải quyết vấn đề của bạn không đúng. Lúc này thì bạn cần quay lại bước thứ 3 và tìm một giả thuyết mới để tiếp tục.
Cung cấp kết quả cho tất cả các bên liên quan
Gửi những thông tin và insights tìm được sau quá trình thử nghiệm cho các bộ phận liên quan (ví dụ lập trình, thiết kế UI/UX, team tối ưu hóa,…). Tiến hành thay thế phiên bản A bằng phiên bản B nếu mà B thực hiệu quả hơn sau khi đã xem xét hết toàn bộ các khả năng có thể xảy ra nếu thay thế.
Lập lại quy trình test này từ đầu để mà giải quyết một câu hỏi, một vấn đề khác.
Ứng dụng của A/B testing
Cho website
Chủ yếu là liên quan đến vấn đề giao diện của trang web và trải nghiệm người dùng (UI/UX) bởi vì đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến việc người dùng có thể thực hiện conversion trên website hay không. Test lần lượt từng yếu tố mà bạn thấy có thể cải thiện để mà gia tăng conversion rate.
Cho quảng cáo và bán hàng
Đối với mảng online thì A/B testing thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của các mẫu quảng cáo khác nhau. Còn đối với mảng offline thì A/B testing thường có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các kênh quảng cáo như báo giấy, tờ rơi, billboard…
Cho ứng dụng di động
A/B testing cũng được ứng dụng trong phát triển ứng dụng di động và tương tự như là website, chủ yếu nhằm cải thiện UI/UX của sản phẩm. Với các ứng dụng điện thoại di động thì công việc tiến hành testing thường khó khăn hơn nhiều cả về mặt kỹ thuật lẫn về hành vi người dùng. Về mặt kỹ thuật thì để mà tiến hành test, thì phiên bản ứng dụng cần được cập nhật, được duyệt bởi AppStore hay là Google Play rồi mới đến với người dùng do đó tốn nhiều thời gian hơn. Về mặt phương diện hành vi người dùng, không phải ai cũng sẽ cập nhật ngay phiên bản mới và trải nghiệm người dùng ở trên điện thoại di động hoàn toàn khác so với trên web.
Cho email marketing
Các email clients ngày càng có những bộ lọc tinh xảo hơn, tống tất cả các spam email vào thùng rác và tuy rằng là vậy khách hàng vẫn bị chôn vùi bởi hàng chục thậm chí hàng trăm email mỗi ngày. Điều quan trọng là làm cách nào để khách hàng chịu mở email của mình ra xem và chịu tương tác với các email đó. Đó chính là A/B testing.
Cần chú ý gì khi tiến hành thực hiện A/B testing
Nên
- Biết là nên tiến hành test đến khi nào thì dừng
- Giữ sự đồng nhất: khi thực hiện A/B testing cần phải có cách nào đó để ghi nhớ người dùng nào đã lựa chọn phiên bản test nào để lúc nào cũng hiển thị đúng phiên bản đó. Điều này nhằm tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
- Test nhiều lần: sự thật chắc chắn là không phải đợt A/B testing nào cũng sẽ mang lại kết quả như bạn mong đợi hoặc giúp bạn tìm ra được giải pháp cho vấn đề. Chính vì thế hãy cứ tiếp tục test thêm nhiều lần nữa, theo những định hướng khác nhau.
- Lưu ý sự khác biệt giữa traffic từ mobile và desktop: người dùng truy cập website từ mobile và từ desktop cũng có biểu hiện hoàn toàn khác nhau trên website của bạn tùy vào design, UI/UX và website có mobile-friendly hay không. Do đó nên lưu ý việc phân chia traffic khi tiến hành A/B testing trang web, tốt nhất là nên test cho mobile và desktop traffic riêng.
Không nên
- Testing mà không đảm bảo điều kiện giống nhau: hãy luôn ghi nhớ rằng việc testing cả 2 phiên bản A và B đều phải được tiến hành song song. Bạn không thể test phiên bản A trong tuần thứ 1 và phiên bản B trong tuần thứ 2 và nghĩ rằng điều này sẽ cho kết quả đúng.
- Kết luận quá sớm: hãy nhớ rằng kết quả chỉ thực sự có giá trị khi chúng có một giá trị số tương đối và một thời gian nhất định để xác định.
- Khiến các khách hàng cũ ngạc nhiên: tốt nhất khi thực hiện A/B testing, chỉ nên tập trung vào các đối tượng khách hàng mới. Bởi nếu các khách hàng cũ vào và thấy mọi thứ thay đổi so với lúc trước thì có thể họ sẽ ngạc nhiên và điều này sẽ ảnh hưởng đến conversion rate.
- Để linh cảm chi phối kết quả: đôi khi kết quả test lại có thể trái ngược hoàn toàn với những gì bạn có thể nghĩ tới. Lúc này đừng để những linh cảm của bạn chống lại các kết quả test.
4 lỗi Testing A/B thường gặp
Công cụ testing của bạn bị lỗi
Sự phổ biến của phương pháp testing A/B đã tạo ra rất nhiều phần mềm với chi phí thấp và tuyệt vời, nhưng về mặt chất lượng thì lại không nhất quán. Và ngay cả khi mà bạn nghĩ, mọi chuyện không thể tồi tệ hơn được nữa, thì chính trong quyết định lựa chọn phần mềm A/B testing nào của bạn cũng sẽ gây tác động đến kết quả của việc kiểm tra.
⇒ Cách giải quyết – Chạy A/A test: Trước khi bạn chạy A/B test, cần nên chạy A/A test với phần mềm của mình để mà đảm bảo phần mềm vẫn hoạt động mà không gây tác động đến tốc độ và hiển thị nội dung của trang.
Ngừng kiểm tra khi kết quả đã đạt mức
Nếu như bạn thực sự muốn cải thiện trang web của mình, bạn cần nên thay đổi ngay ý định muốn kết thúc sớm quá trình A/B Testing.
⇒ Cách giải quyết – Bám theo một kích cỡ mẫu được định sẵn: Bạn nên có một bộ mẫu trước khi mà tiến hành chạy A/B test và chống lại được cám dỗ mong muốn khiến bạn muốn kết thúc sớm.
Bạn chỉ tập trung vào chuyển đổi
Khi mà nói đến A/B testing, bạn thường có xu hướng tập trung vào mỗi việc chuyển đổi mà quên mất kết quả kinh doanh lâu dài. Bạn sẽ dễ bị các thứ phù phiếm để mà thu hút sự quan tâm khi đang tiến hành AB testing. Nhưng mà bạn phải nhớ rằng, những thứ đó chỉ giúp đánh lạc hướng bạn khỏi kết quả sinh lời thực sự.
⇒ Cách giải quyết: Kiểm chứng giả thuyết: Trước khi mà bạn tiến hành A/B test, bạn cần nên lập nên một giả thuyết bạn muốn chứng minh hoặc bác bỏ. Và khi bạn tập trung giả thuyết này vào mục tiêu kinh doanh nhằm mục đích thúc đẩy kết quả doanh nghiệp, bạn sẽ tránh được các cám dỗ phù phiếm.
Bạn chỉ chú tâm tới những thứ nhỏ nhặt
Thực ra, A/B Testing không chỉ đơn giản là một yếu tố riêng lẻ mà nó còn bao gồm nhiều yếu tố khác nữa. A/B testing sẽ gò ép cho chúng ta vào việc cải thiện những thứ lắt nhắt, nhưng nếu như bạn làm vậy thì sẽ bỏ lỡ những cơ hội to lớn hơn.
⇒ Cách giải quyết – Kiểm tra căn bản định kỳ: Có một quy tắc cơ bản đó chính là hãy kiểm tra các thay đổi căn bản cho trang web của bạn một cách định kỳ. Vì vậy, việc này được gọi là Kiểm tra căn bản định kỳ. Và bạn cần nên lưu ý rằng việc kiểm tra căn bản sẽ giúp cho bạn xác định nếu việc tái thiết trang web có tác động đến tỷ lệ chuyển đổi chứ không cho phép bạn định vị chính xác được yếu tố nào đã thúc đẩy kết quả đó.
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã hỗ trợ bạn bạn có được một cái nhìn tổng quan về những định nghĩa xoay quanh chủ đề A/B Testing là gì?, cũng như quy trình thực hiện giúp bạn cải thiện và gia tăng tỷ lệ conversion rate trên website của mình.